BƯỚC 1: VỆ SINH VÀ CHUẨN BỊ BỀ MẶT
1. Với bề mặt tường mới
- Với bề mặt tường mới xây, nên để tường khô hoàn toàn và đủ thời gian bảo dưỡng.
- Dùng đá mài, mài tường để loại bỏ các tạp chất vì nó có thề làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp bột trét hay sơn phủ.
- Sau đó dùng nhám chà làm sạch bụi bẩn và nhẵn bề mặt.
- Trước khi tiến hành công đoạn trét bột, nếu tường quá khô, nên làm ẩm tường bằng cách dùng Rulo lăn qua tường với nước sạch.
2. Với bề mặt tường cũ
- Với bề mặt tường cũ, cần làm sạch các loại nấm mốc, lớp sơn cũ bị bong tróc, bụi và các tạp chất cũ hay bột cũ.
- Cạo sạch các lớp sơn cũ bằng dao cạo sơn
- Sau đó rửa sạch tường bằng nước sạch và để khô trước khi bước vào thực hiện thi công sơn.
BƯỚC 2: TRÉT BỘT
Tác dụng: Ngăn chặn các vết nứt nẻ và cho bề mặt phẳng mịn.
- Dụng cụ thi công bao gồm: Dao bả, bàn bả.
- Lưu ý cần kiểm tra độ ẩm của bể mặt trước khi bả, phải đạt từ: 25% đến 30%
Quy trình:
Trộn bột với nước theo tỉ lệ thích hợp đã ghi trên bao bì (Với mỗi loại bột khác nhau sẽ có tỉ lệ trộn khác nhau). Khuấy trộn thật đều cho đến khi các thành phần bột liên kết lại với nhau thành bột dẻo. Lưu ý: Sau khi đã trộn, bột có thể sử dụng trong khoảng 1 - 2h. Quá thời gian này bột sẽ bị khô và cứng lại không thi công được nữa.
- Trét 1 - 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 2 - 4h.
- Chờ 4 - 6h, sau đó tiến hành xả nhám. Sau khi trét tối thiểu 12h, dùng giấy nhám (số từ 150 đến 180) xả nhám bề mặt đã trét bột để tạo mặt phẳng cho giai đoạn tiếp theo.
- Dùng chổi,nước hoặc súng phun hơi vệ sinh hết bụi bám trên bề mặt đã xả nhám.
- Sau khi xả nhám, chờ 1 - 2 ngày cho bề mặt bột cứng lại rồi mới tiến hành vệ sinh và sơn lót.
BƯỚC 3: SƠN LÓT
Sơn lót có tác dụng chống kiềm, làm tăng khả năng chống thấm cho bề mặt tường, tăng độ kết dính cho lớp sơn phủ. Một số lọai sơn lót còn giúp ngăn chặn những vết bẩn và rêu mốc xuyên qua.
Quy trình:
- Dùng Rulo hay máy phun sơn sơn một lớp sơn lót chống thấm và chống kiềm.
- Sơn lót nội ngoại thất có thể pha thêm nước sạch, tỷ lệ phụ thuộc vào thể tích sơn
- Sơn cách lớp sau 1 đến 2 giờ (tuỳ vào nhiệt độ)
BƯỚC 4: SƠN PHỦ HOÀN THIỆN
Đây là khâu hoàn thiện cho ngôi nhà, bạn có thể lựa chọn màu theo sở thích, theo phong thủy, tính cách của bạn để sao cho ngôi nhà trở nên đẹp và ấn tượng nhất.
Quy trình:
Quy trình thi công sơn phủ cũng như sơn lót: sơn từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Đảm bảo sơn ít nhất 2 lớp, mỗi lớp cách nhau thời gian chờ khô ít nhất 2 tiếng.
NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI THI CÔNG SƠN
1. Kiểm tra điều kiện môi trường
Tùy vào loại sơn có các tiêu chí kỹ thuật khác nhau, tuy nhiên điều kiện chung nhất là :
- Nhiệt độ môi trường < 50oC
- Nhiệt độ bề mặt < 80oC
- Độ ẩm không khí : < 80oC
2. Kiểm tra về an toàn lao động
Trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ an toàn lao động:
- Quần, áo, giày, mũ, kính,..
- Hệ thống giàn giáo.
- Hệ thống ánh sáng (để nhìn rõ bề mặt sơn, thông thường dùng ánh sáng đèn Neon để kiểm tra là tốt nhất).
3. Xử lý vệ sinh dụng cụ sơn nước
- Bảo quản sơn ở những nơi khô ráo và thoáng mát
- Trong quá trình thi công nếu sơn dây vào mắt, miệng,tai, mũi phải rửa ngay bằng nước sạch và đến cơ sở Y tế nơi gần nhất.
- Không được đổ sơn vào cống rãnh hay nguồn nước. Xử lý sơn thải theo đúng các quy định về bảo vệ môi trường.
SƠN NAM PHÁT đã hướng dẫn cho bạn Quy trình sơn nước đúng chuẩn. Đảm bảo thực hiện tuần tự các bước sẽ giúp cho chất lượng sơn bền đẹp, hoàn hảo. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức đảm bảo thi công hoàn thiện.