Khung nhà thép tiền chế có rất nhiều ưu điểm và nó khắc phục hầu hết được những nhược điểm cũng như các điều kiện mà khung bê tông cốt thép không thể có được, dưới đây là một số ưu điểm của khung thép tiền chế:
- Tối ưu khả năng chịu lực của cấu kiện: Khung thép tiền chế được tính toán rất kỹ càng và hầu hết theo tiêu chuẩn của Mỹ. Những bộ phận chịu lực ít được giảm thép đến tối đa làm cho khung nhẹ hơn và tiết kiệm vật liệu một cách triệt để.
- Có khả năng vượt những nhịp lớn: Khung thép tiền chế có thể vượt nhịp tối đa 90m với khung loại 1 nhịp và tối đa 70m với mỗi modul trong nhịp – với số module lên tới 4 ( tổng cộng 280m). Điều mà khung bê tông cốt thép không thể làm được hoặc có làm được thì cũng cực kỳ khó khăn
- Thi công công trình với quy mô lớn:
Khung thép tiền chế có thể được sử dụng với công trình có chiều cao tới 30m ( tính đến mép dưới mái ) cho nhà có chiều rộng tới 60m. Việc sử dụng cho các công trình với quy mô lớn sẽ tiết kiệm rất nhiều so với sử dụng khung bê tông cốt thép ( có thể lên tới 35% giá thành )
- Thi công nhanh
Việc chế tạo các chi tiết kết cấu sẵn tại nhà xưởng và chỉ đem lắp ghép sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình. Giảm thiểu các ảnh hưởng của thời tiết lên quá trình xây dựng.
- Tiết kiệm chi phí
Thực ra giá thành của khung thép tiền chế rất đắt nhưng lại tiết kiệm được chi phí do giảm thiểu thời gian thi công, nhanh chóng đưa công trình vào hoạt động. Giảm chi phí nhân công xây dựng và quản lý dự án… dẫn đên tiết kiệm rất lớn chi phí cho dự án.
Tuy nhiên, cũng có một số nhược điểm như:
- Chỉ có hiệu quả với công trình có nhịp lớn, công trình công nghiệp nặng
- Kiến trúc đơn điệu
- Yêu cầu kỹ thuật rất cao và chính xác, quy trình công nghệ chặt chẽ.
- Chi phí bảo trì, duy tu sửa chữa lớn
- Khó chỉnh sửa khi có sai sót hoặc hư hỏng nhỏ.
Do đó, khung thép tiền chế vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn khung bê tông cốt thép mặc dù có rất nhiều ưu điểm áp đảo so với khung bê tông cốt thép.
Một số dạng khung thép tiền chế ( khung Zamil)
Khung một nhịp – 1 tầng – 2 mái: độ rộng thực tế tối đa = 90 m
Khung một nhịp – 1 tầng – 1 mái dốc: độ rộng thực tế tối đa = 50 m
Khung một tầng – nhiều nhịp (dạng1): độ rộng thực tế tối đa mỗi mô đun = 70 m