Cũng giống như xây dựng nhà cao tầng, hay các trung tâm thương mại, việc xây dựng nhà xưởng bằng thép tiền chế cũng trải qua 3 giai đoạn:
-
Thiết kế
-
Gia công
-
Lắp dựng
Giai đoạn nào cũng đóng vai trò quan trọng, giúp nhà xây dựng mang tới cho khách một sản phẩm công trình hoàn thiện, đảm bảo chất lượng.
Những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng bằng thép tiền chế
-
Khi xây dựng nhà xưởng bằng thép tiền chế, cần chú ý đến phần nền và móng. Vì đây là phần chính của nhà xưởng. Nó ảnh hưởng đến chất lượng cũng như giá thành của toàn bộ công trình. Nếu nhà xưởng nằm trên phần đất cứng, có độ cao hơn so với phần nền xây dựng xưởng thì khi thi công, không cần gia cố như ép cọc, đóng cừ tràm. Ngược lại, cần gia công chắc chắn, cẩn trọng khi nhà xưởng nằm trên phần đất mềm.
-
Đối với phần nền nhà xưởng, tùy theo công năng mà bố trí thép tiền chế ở những vị trí thích hợp. Do nhà xưởng thường đặt máy móc sản xuất có tải trọng lên tới vài chục tấn/m2 nên phần đổ bê tông nhà xưởng có độ dày từ 10-50cm.
-
Sau khi thi công phần nền bê- tông thì cần xoa nền nhà xưởng bằng sơn epoxy để chống bám bụi và dễ lau chùi vệ sinh.
-
Đối với phần cột và kèo thép tiền chế, phải thi công lắp dựng sao cho hạn chế tối đa thiếu hoặc thừa vật liệu. Theo tiêu chuẩn nhà xưởng bằng thép tiền chế thông thường thì cứ 1m sẽ có 20 – 30kg thép, tùy theo mức độ nhà xưởng và tài chính của khách hàng.
-
Chính sách báo giá xây dựng nhà thép tiền chế chung
Khi xây dựng nhà thép tiền chế, công trình thường sử dụng khung có chiều cao 30 m. Việc dùng khung thép này đối với những công trình có quy mô lớn, sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với nhà sử dụng khung bê tông cốt thép. Nhiều trường hợp xây dựng nhà thép tiền chế cho các công trình có thể giảm tới 35% giá thành.
Theo đơn giá thị trường chung hiện nay, giá nhà thép tiền chế thường ở mức: 1.600.000 đ/m2 – 2.400.000 đ/m2 tùy thuộc vào diện tích, qui mô của các công trình. Đơn giá này được tính toán dựa trên quy mô và mục đích sử dụng của chủ đầu tư, tính theo công thức: chi phí = đơn giá x kg.