Sự thay đổi thời tiết giữa các mùa trong năm ở nước ta tạo ra những điều kiện khí hậu bất lợi cho các công trình xây dựng. Mùa hè khí hậu nóng, ẩm khiến sàn gỗ cứng giãn nở, trong khi đó thời tiết khô của mùa đông khiến sàn gỗ co lại.
Gỗ là vật liệu hút ẩm, khi gỗ tiếp xúc với không khí sẽ khô lại hoặc hút ẩm cho đến khi xảy ra phản ứng với độ ẩm và nhiệt độ trong không khí. Gỗ sẽ phồng lên khi độ ẩm trong không khí tăng từ 0% đến 25-30%. Tuy nhiên, gỗ cứng không co lại hoặc phồng đều theo mọi hướng. Sự thay đổi độ ẩm của sàn gỗ cứng từ 0-28% sẽ làm tăng kích thước khoảng 0,1% theo chiều dài và thay đổi từ 5-15% theo chiều rộng của tấm ván.
Khoảng trống giữa các tấm ván sàn sẽ trở nên rộng hơn trong những tháng mùa đông khi độ ẩm giảm, gỗ khô và co lại. Nếu trong điều kiện thời tiết cực đoan, ván sàn gỗ có thể bị uốn cong, nứt hay gãy. Để giữ cho không khí trong nhà luôn ở mức tối ưu có thể lắp đặt máy tạo độ ẩm.
Nếu xảy ra trường hợp nước tràn ra sàn và thấm vào gỗ hoặc lớp nền bị ẩm do rò rỉ từ tầng hầm sẽ gây ra tình trạng cong vênh cho ván sàn. Để giải quyết vấn đề này, cần xác định chính xác nguồn gốc gây ra hiện tượng. Trong hầu hết các trường hợp đều liên quan đến việc kiểm soát mức độ ẩm trong nhà.
Sử dụng máy tạo độ ẩm và hút ẩm giúp kiểm soát độ ẩm trong không khí và bảo vệ sàn gỗ. Độ ẩm có xu hướng tăng trong mùa hè, vì vậy sử dụng máy hút ẩm giúp giảm mức độ ẩm xuống 40-60%. Khi không khí trở nên khô hơn trong mùa thu, đông sử dụng máy tạo độ ẩm để đưa hơi ẩm trở lại không khí và bảo vệ sàn gỗ.
Bên cạnh đó việc thiết kế và sử dụng sàn gỗ một cách hợp lý cho phù hợp với không gian sống vô cùng cần thiết. Một số phòng chức năng trong nhà như phòng tập thể dục hay phòng giặt thường có độ ẩm cao hơn các phòng khác, vì vậy không nên lắp đặt sàn gỗ cho các không gian này.