Chống thấm tường nhà, Nguyên nhân gây lên thấm dột tường nhà
Các phương pháp ngoài như lăn sơn chống thấm bên ngoài phổ biến hiện nay do các chủ đầu tư thường sử dụng chỉ chịu được một vài năm, gây thấm nước, phá hủy dần lớp vữa trát nên chi phí khắc phục chống thấm là rất tốn kém.
Quy trình chống thấm tường - Sai lầm thường mắc phải
- Quy trình chống thấm tường ngoài thông thường ở Việt Nam sẽ là: Sau khi tường khô thì sơn lót kiềm, rồi sau đó sơn 02 lớp sơn phủ bên ngoài, còn hai bên tường hông thì thông thường sử dụng sơn chống thấm dạng trộn với xi măng lăn 02 lớp lên.
+ Được khoảng 2 -3 năm sau sẽ xuất hiện tình trạng nứt nẻ hoặc bong tróc lớp sơn, phá hủy lớp sơn tường ngoài, lớp sơn đó sẽ không còn tác dụng.
- Nguyên nhân gây thấm tường nhà : chủ yếu vẫn là do tác dụng của tia nắng mặt trời tác động vào tường nhà, đồng thời quá trình sốc nhiệt do nắng mưa đột ngột, vữa co giãn làm nứt nẻ tường, một khi thì lớp sơn chống thấm như một lớp "áo mưa" sẽ không còn tác dụng do áo mưa bị rách. Khi nước mưa ngấm lâu vào tường sẽ gây tình trạng bong tróc sơn, ẩm mốc tường phía bên trong
- Sơn chống thấm tường có thực sự tốt? Trên thị trường hiện nay các loại tường nứt nẻ chống thấm tường ngoài trời CT-11 của các hãng KovaDulux, Jotun, Mykolor, Valspa đều kém hiệu quả, chỉ được 2-3 năm lại sơn lại.
=> Giải pháp nào chống thấm tường ngoài được lâu bền nhất? đồng thời sẽ không phải mất công sửa lại nhà gây tốn kém về chi phí lại vừa mất thời gian sửa chữa lại là câu hỏi mà rất nhiều chủ đầu tư quan tâm nhất. "Chống thấm tường nhà" chỉ được lâu bền khi vật liệu chống thấm thẩm thấu sâu bên trong lớp vữa, giúp ngăn nước hiệu quả nhất, đồng thời làm đặc chắc lớp vữa giúp tăng tuổi thọ lớp vữa lên rất nhiều lần.
1. Áp dụng đối với nhà cũ, trát được bên ngoài (sử dụng dung dịch chống thấm Waterseal DPC)
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt , đánh sạch các lớp vữa thừa bám vào bề mặt tường ngoài.
Bước 2: Lắc đều can chứa dung dịch chống thấm Water Seal, sau đó đổ vào bình phun
Bước 3: Phun đều dung dịch chống thấm tường ngoài Water Seal lên bề mặt tường. Phun 02 - 03 lớp sao cho ướt tường, mỗi lớp cách nhau 2 - 3 phút, khi lớp thứ nhất vẫn còn ẩm.
Bước 4: Sau 2 - 3 giờ kiểm tra, nghiệm thu lớp chống thấm tường ngoài lại bằng cách phun thử nước.
Chất chống thấm Waterseal DPC có tác dụng thẩm thấu trực tiếp vào trong lớp vữa cũ, tạo phản ứng hóa học giúp lấp kín các mao mạch trong lớp vữa tạo lên bề mặt chống thấm cực kỳ hiệu quả