Trước khi thi công:
- Băng dính: dùng để che các đường biên, công tắc điện, khung cửa hay các bề mặt khác… nhằm tránh bị vấy bẩn trong quá trình sơn.
- Chổi bông cỏ, giấy nhám, bàn chải sắt, cây sủi: để tẩy bỏ lớp bụi bám, sơn cũ không còn khả năng kết dính.
- Tấm carton, báo cũ, tấm che: che những đồ đạc, nền nhà tránh bị sơn vấy bẩn.
- Nước sạch: dùng để vệ sinh dụng cụ trước khi thi công.
Trong khi thi công:
- Bay thép, dao trét nhựa: dùng để trét bột lên tường.
- Bàn chà hoặc máy chà nhám: dùng để làm nhẵn mịn mặt tường đã trét bột.
- Xi măng trắng: dùng để trét những khe nứt nhỏ hoặc những lỗ đinh trước khi sử dụng bột trét.
- Con lăn sơn (Rulo): sử dụng khi sơn diện tích rộng.
- Cán sơn: dùng để nối dài con lăn khi sơn ở những khu vực cao không vươn tới.
- Chổi sơn (Cọ): dùng để sơn những khu vực hẹp, hoặc bị khuất mà con lăn không thể thực hiện được.
- Khây sơn: dùng để đặt Rulo và thấm điều sơn vào Rulo trong quá trình thi công.
- Thang: dùng để sơn các vị trí cao.
- Thùng nhựa: dùng để khuấy bột trét hoặc chiết Sơn.
Sau khi thi công:
- Giẻ lau: dùng để vệ sinh các vết sơn vương vãi sang các bề mặt xung quanh.
2. THI CÔNG BỘT TRÉT
- Đảm bảo bề mặt tường khô sạch không bị bám bẩn.
- Các vết nứt trên bề mặt phải được trám kỹ, nếu bị rêu mốc, bong tróc thì phải xử lý trước khi trét bột.
- Pha bột với nước theo tỷ lệ 1:3 (1 phần nước + 3 phần bột).
- Đổ từ từ bột vào nước để tránh vón cục.
- Trộn bằng máy trộn cầm tay hoặc khuấy trộn thủ công cho tới khi có được hỗn hợp đồng nhất.
- Thời gian khuấy trộn khoảng 5 - 10 phút cho đến khi hỗn hợp được dẻo và đồng nhất.
- Chờ khoảng 7 - 10 phút để cho hỗn hợp được phát huy tác dụng, sau đó trộn lại thật đều lần nữa rồi bắt đầu thi công.
- Hỗn hợp đã pha trộn với nước phải được sử dụng trong vòng 3 giờ để đảm bảo độ bám dính tốt.
Số lớp thi công: 2 lớp
- Lớp thứ 1: Dùng bay thép hoặc dao trét, trét lớp bột mỏng lên tường để khô 2 giờ trong điều kiện thời tiết khô ráo sau đó tiến hành thi công lớp thứ 2.
- Lớp thứ 2: Thi công sau 2 giờ khi hoàn thiện lớp thứ 1. Để khô sau 24 giờ, khi bề mặt đã khô dùng giấy nhám thích hợp để làm phẳng mặt tường.
- Dùng chổi hoặc máy nén khí làm sạch lớp bụi bột trước khi tiến hành sơn.
3. KHUYẾN CÁO
Để tránh các sự cố sau khi sơn như: Bong tróc, ố màu, loang màu, đổi màu… cần tuân theo hướng dẫn trên và đặc biệt cần lưu ý các điều quan trọng sau:
• Không trét bột lên bề mặt có nhiệt độ trên 40°C.
• Trường hợp tường quá khô và bề mặt hút nước thì cần phải làm ẩm bề mặt bằng nước sạch theo phương pháp phun sương.
• Không nên thi công lớp bột trét dày quá 3mm.
• Không trét bột lên bề mặt tường đã sơn, bề mặt tường bị bám rêu mốc, bong tróc…
4. THI CÔNG SƠN
Công đoạn thi công sơn nước được thực hiện sau khi lớp bột trét được thi công hoàn tất.
• Thi công Sơn lót Sealer:
- Lăn 1 - 2 lớp mỏng sơn lót Sealer để tăng sự kết dính giữa màng sơn và bột trét, đảm bảo cho bề mặt màng sơn hoàn thiện được láng mịn, đẹp và bền lâu.
• Thi công Sơn phủ:
- Sơn được sản xuất để sẵn sàng sử dụng sau khi khuấy kỹ. Nếu cần pha loãng, đề nghị pha tối đa với 10% nước sạch.
- Sau khi hoàn thiện lớp sơn lót 2 - 4 giờ thì tiến hành thi công lớp sơn trang trí thứ 1 và tiếp tục sau 2 giờ sau khi hoàn thiện lớp thứ 1 thì tiến hành thi công lớp thứ 2.
Lưu ý
- Thi công vào giai đoạn cuối cùng của công trình.
- Thi công ngoại thất trước khi thi công nội thất.
- Thi công sơn trần nhà, vùng hẹp, cạnh tường trước khi thi công các mãng tường lớn.
- Thi công dứt điểm mảng tường, không nên thi công cách nữa rất dễ dẫn đến hiện tượng lệch màu.
- Các khu vực chân tường, ổ điện, cạnh tường rất dễ bị lệch màu với mãng tường lớn do tại các vị trí này thường sử dụng các dụng cụ thi công không giống nhau (sử dụng cọ) và thi công không cùng thời điểm với các mãng tường lớn.